Máy chủ (Server) là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng làm máy chủ lưu trữ.

1. Nguyên nhân dẫn đến mất dữ liệu máy chủ

  • Lỗi mảng Raid: Khi có 1 hoặc nhiều hơn 1 ổ cứng bị lỗi thì cả hệ thống sẽ bị hỏng (tùy vào từng loại Raid – Ví dụ: Raid 0 chỉ cần hỏng 1 ổ là sẽ hỏng cả hệ thống, nhưng các raid 10, 6,… phải hỏng tối thiểu là 2 ổ cứng thì mới ngừng hoạt động).
  • Bộ điều khiển Raid (Raid controller) bị trục trặc hoặc bị hỏng
  • Nguồn năng lượng: Mọi server đều cần dùng đến năng lượng điện, quá trình ngắt nguồn điện đột ngột có thể gây ra tình trạng sốc điện khiến cho ổ cứng phải đối mặt với nhiều vấn đề lỗi.
  • Virus và phần mềm độc hại tấn công
  • Thao tác người dùng: Thao tác xóa nhầm dữ liệu, ấn nhầm định dạng khiến cho toàn bộ dữ liệu biến mất.
  • Rebuild lại raid, đây là thao tác người dùng thường tiến hành làm mỗi khi phát hiện lỗi. Tuy nhiên khả năng để mất dữ liệu vĩnh viễn rất cao.
  • Bị xóa nhầm phân vùng
  • Lỗi hệ thống tập tin và lỗi trong quá trình nâng cấp hệ điều hành
  • Những tác nhân vật lý khác như mưa, lũ lụt, sét đánh, hỏa hoạn… tất cả đều tác động đến server.

2. Xử lý thế nào khi phát hiện lỗi

Khi phát hiện server bị lỗi, bạn nên bình tĩnh và xử lý theo các bước dưới đây:

  • Kiểm tra từ đèn báo hiệu trong mỗi jack ổ cứng (Xanh là tốt, Vàng là cảnh báo, Đỏ là hư hỏng, không nhận)
  • Tắt máy chủ và kiểm tra lại các jack cắm Sata hoặc Sas
  • Vào trình điều kiển của Card Raid để coi thông số (ổ cứng có nhận không, có mấy cấu hình raid, máy chủ chạy raid bao nhiêu, và ổ nào để boot windows)
  • Điều cần thiết nên cấp điện và thử kiểm tra 1 đến 2 nếu ổ cứng không nhận thì có lẽ ổ đĩa cứng máy chủ bị lỗi vật lý (bad sector, lỗi firmware hoặc lỗi cơ). Bạn cần phải tìm dịch vụ cứu dữ liệu uy tín để giúp bạn trong tình huống . Nếu bạn cứ cố gắng thì đĩa cứng lỗi của bạn sẽ hỏng thêm và có thể không phục hồi được dữ liệu. 
  • Trường hợp nếu thấy trên case ổ cứng có báo đèn vàng hoặc đèn đỏ bạn. Nếu máy chủ còn hoạt động thì bạn đừng lo lắng vì cấu hình Raid của bạn đang đủ ổ đĩa.
  • Trên lý thuyết nếu bạn chọn cấu hình Raid để sử dụng thì Raid1 = N-1, Raid5 = N-1, Raid6=N-2 thế nên bạn đừng lo lắng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý trong tình huống đó nhưng bạn cần phải thật bình tĩnh. Tại sao tôi nói với bạn bình tĩnh vì bạn làm sai cách thì dữ liệu sẽ ra đi vĩnh viễn mà không có cơ quan hay tổ chức, cty có thể giúp bạn khôi phục lại dữ liệu được.
  • Đầu tiên bạn nên backup toàn bộ dữ liệu lại sang một ổ đĩa dự phòng (xong bước này dữ liệu an toàn là chắc chắn).
  • Sau đó mình sẽ sử dụng nguyên lý của Raid là Hostwap, rút ổ cứng lỗi ra khỏi khay và thay thế ổ cứng mới để máy tính tự động làm việc đồng bộ hoá (mất thời gian rất lâu). Xong bước này cấu hình Raid của bạn đã an toàn vì đủ số lượng đĩa như ban đầu.

3. Kết luận

Phụ thuộc vào nguyên nhân mất dữ liệu và tình trạng ổ cứng đang gặp phải, không phải trường hợp nào cũng áp dụng các bước thực hiện trên.
Cứu dữ liệu server là quá trình phức tạp, yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn, và am hiểu về server.

Bên cạnh đó, những thiết bị chuyên dụng, chuyên nghiệp cùng phòng lab đạt tiêu chuẩn là những công cụ không thể thiếu trong quá trình cứu dữ liệu. Do đó, để đảm bảo việc lấy lại dữ liệu một cách an toàn, bạn hãy mang thiết bị đến công ty khôi phục dữ liệu uy tín để được hỗ trợ.