Khoa học máy tính là một trong những ngành nghề có công việc tốt nhất tại Mỹ, và có nhiều tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.

Theo Cục Thống kê Lao động của Bộ Lao động Mỹ (BLS) năm 2021, cơ hội việc làm trong lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin dự báo tăng 11% từ năm 2019 đến năm 2029, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của các ngành nghề khác.

Mức lương trung bình của các công việc trong lĩnh vực này là 86.320 USD (thống kê của Cục Thống kê Lao động Mỹ tháng 5/2018), cao hơn 38.640 USD so với các ngành nghề khác.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao thì nhân sự cho lĩnh vực Khoa học máy tính lại đang thiếu hụt. Tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Giáo dục Khoa học Máy tính (Mỹ) cho biết, hiện tại nhu cầu tuyển dụng ngành này lên đến hơn 500.000 vị trí ở nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến ngân hàng, nông nghiệp hay chăm sóc sức khỏe, nhưng chỉ có 50.000 sinh viên khoa học máy tính tốt nghiệp mỗi năm.

polyad
Trong khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao thì nhân sự cho lĩnh vực Khoa học máy tính lại đang thiếu hụt. Ảnh: Freepik

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng thế giới khi nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng lớn. Các công ty nước ngoài thường gửi dự án sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn nhân lực có trình độ cao và năng động với chi phí cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, ngay tại trong nước, thời đại công nghệ 4.0 với sự bùng nổ của dữ liệu lớn, yêu cầu về bảo mật, vận hành hệ thống, hay các giải pháp bảo vệ thông tin trước tin tặc cũng rất lớn. Theo ông Nguyễn Xuân Bình (Giám đốc Quốc gia Công ty Nexus FrontierTech), một báo cáo của VietnamWorks cho thấy trong 10 năm qua nhu cầu nhân sự IT tại Việt Nam tăng gấp bốn lần và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Một chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học máy tính và hiện là giảng viên tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), ông David Holloway, đánh giá: “Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và trung tâm của cuộc cách mạng này là những hệ thống máy tính phức tạp cần được quản lý và bảo trì. Nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành Khoa học máy tính đã xuất hiện, đặc biệt là ở Đông Nam Á”.

Nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh đã kéo theo mức lương của ngành này ngày càng cạnh tranh. Theo báo cáo mới đây nhất của Salary Explorer, dải lương phổ biến của ngành Khoa học máy tính tại Việt Nam là 12,1 triệu đồng đến 38,7 triệu đồng một tháng. Mức lương của chuyên gia Khoa học máy tính thay đổi đáng kể dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề, giới tính, ngoại ngữ hoặc vị trí.

Đơn cử, sinh viên mới ra trường dưới hai năm kinh nghiệm kiếm được khoảng 14,4 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi người có kinh nghiệm từ 2-5 năm được kỳ vọng sẽ kiếm được 18,5 triệu đồng mỗi tháng, cao hơn 29% so với người có kinh nghiệm dưới hai năm.

Tại Việt Nam, đã có một số trường đại học đào taọ ngành Khoa học máy tính và đây luôn là một trong những ngành hot. Năm 2020, điểm chuẩn của ngành này tại các trường top đầu như ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP HCM; ĐH Khoa học tự nhiên… đều từ 27 điểm trở lên.

Ông Nguyễn Xuân Bình chia sẻ, những nhân sự có nền tảng Khoa học máy tính có khả năng thích nghi rất nhanh ngay khi ra trường bởi Khoa học máy tính là nguồn gốc của mọi ngành nghề trong lĩnh vực IT, từ phần cứng, phần mềm, thuật toán, ứng dụng…

Bên cạnh mức lương và tiềm năng thị trường, lợi ích lớn nhất khi học ngành Khoa học máy tính là sinh viên sẽ có kiến thức và kỹ năng để làm việc ở bất kỳ vị trí nào trong lĩnh vực máy tính. Sinh viên không bắt buộc phải làm việc trong một vị trí cụ thể mà có thể thu thập kiến thức toàn diện để phục vụ cho sự nghiệp ở nhiều vị trí khác nhau.

Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể làm về mật mã học, nhà phát triển phần mềm bảo mật, hay đảm nhận các vai trò như kiến trúc sư phần mềm, kỹ sư đám mây, chuyên gia triển khai mạng…

Tuy nhiên, theo ông Bình, Khoa học máy tính chỉ là nền tảng trung tâm, muốn tăng cơ hội có được các ví trí tốt trong tổ chức, người học cần bổ sung nhiều kỹ năng mềm như tiếng Anh, kỹ năng nghiên cứu, đọc hiểu các bài báo khoa học, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức và kỹ năng giao tiếp như nói, viết, báo cáo, trình bày. “Bổ sung được các kỹ năng trên, một người học Khoa học máy tính có thể tự tin gia nhập vào các tổ chức với mức thu nhập cao, tương xứng với khả năng đóng góp của người đó cho tổ chức”, ông Bình khẳng định.

Ông David Holloway cũng cho rằng, ngoài khả năng phân tích cùng kỹ năng giải quyết vấn đề là phẩm chất quan trọng của người theo đuổi ngành Khoa học máy tính, nếu được trang bị thêm tiếng Anh sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn việc làm hơn nữa, tham gia các dự án lớn xuyên quốc gia, và hưởng mức đãi ngộ xứng đáng.

Tại BUV nơi ông David Holloway giảng dạy, chương trình Khoa học Máy tính (Computer Science) được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp sinh viên được trang bị kỹ năng thiết yếu để bắt kịp với những yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

polyad
Chương trình Khoa học Máy tính tại BUV cấp bằng từ Anh Quốc, được công nhận toàn cầu. Ảnh: BUV.

“Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng quan trọng như công nghệ kỹ thuật số, hệ thống mạng, lập trình ứng dụng và phát triển web vào năm thứ nhất trước khi quyết định lựa chọn đi sâu vào một trong hai chuyên ngành An ninh mạng hoặc Công nghệ đám mây vào các năm sau. Cùng với chương trình đào tạo cập nhật, BUV còn cung cấp các trang thiết bị công nghệ hàng đầu để nâng cao trải nghiệm của người học”, ông David Holloway chia sẻ thêm.

polyad
Cùng với chương trình đào tạo cập nhật, BUV còn cung cấp các trang thiết bị công nghệ hàng đầu để nâng cao trải nghiệm học tập của sinh viên ngành Khoa học Máy tính. Ảnh: BUV.