Hiện nay nhu cầu trồng rau sạch tại thành phố ngày càng nhiều. Mô hình trồng rau bằng tháp rau hữu cơ không còn xa lạ nữa . Đây là giải pháp thông minh giúp những người sống ở các thành phố lớn có thể tự trồng đủ rau sạch cho gia đình trong một không gian nhỏ hẹp.

1. Rau hữu cơ và tháp trồng rau hữu cơ là gì?

Rau hữu cơ được trồng bằng phương pháp tiêu chuẩn của nền nông nghiệp hữu cơ và có nhiều tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia, khu vực. Sử dụng rau hữu cơ, bạn sẽ không phải lo lắng tới các chất độc hại như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay thuốc kích thích sinh trưởng.

Nghĩa là rau hữu cơ được trồng và sản xuất trong môi trường hoàn toàn tự nhiên, không có sự can thiệp của các hóa chất độc hại như rau truyền thống. Từ khâu trồng trọt cho đến đóng gói và bảo quản.

Tháp trồng rau hữu cơ giúp tiết kiệm tối đa diện tích với thiết kế nhỏ gọn nên có thể đặt vừa ở những không gian nhỏ hẹp. Tháp rau rất phù hợp với các gia đình có diện tích khiêm tốn tại các thành phố lớn.

Tháp trồng rau hữu cơ áp dụng công nghệ thổ canh, tận dụng rác hữu cơ từ sinh hoạt hàng ngày làm dinh dưỡng cho cây nên không mất công thay đất. Mặt khác, tháp rau dạng này rất dễ chăm sóc, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.

2. Nguyên lý hoạt động của tháp trồng rau hữu cơ

Hoạt động thuận theo tự nhiên, tận dụng rác thải nhà bếp nhử vỏ rau củ quả dư thừa cho vào lõi tháp được các vi sinh vật như trùn quế ăn tạo thành phân trùn quế tại các hốc rau , tự bổ sung dinh dưỡng cho tháp.
– Người ít kinh nghiệm, thậm chí chưa có kinh nghiệm cũng trồng được
– Giúp tiết kiệm thời gian. Chí phí vận hành chỉ là 10′ hàng ngày bạn tưới nước và bỏ rác hữu cơ vào lõi tháp. Bạn có bận rộn đến đâu cũng có thể dành được 10’/ngày phải không?
– Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hơn thùng xốp. Đúng thoạt đầu thấy tháp mắc hơn thùng xốp tuy nhiên  chỉ sau 1 năm, chi phí vận hành thùng xốp ( thay đất , thay phân, công sức bạn bỏ ra….) vượt quá chi phí đầu tư cho tháp. đầu tư  tháp có thể dùng tới 10 năm mà không cần tốn thêm những chi phí  khác.

– Giúp tiết kiệm diện tích gấp 8 đến 10 thùng xốp.Do thiết kế tháp theo phương thẳng đứng khuếch đại diện tích lên 3-5 lần.

– Ngoài ra, tháp trồng rau còn mang tính thẩm mỹ cao, sạch sẽ và tạo ra sự thư thái cho người trồng, phong cách tao nhã mà không cần phải hì hục trộn phân hoặc thay đất sau mỗi vụ trồng.

3. Những lưu ý khi sử dụng tháp trồng rau hữu cơ

– Vị trí đặt tháp rau phải đủ tối thiểu 4h ánh nắng/ngày.
– Trộn đất đủ tốt và xốp theo tỉ lệ: 50% đất thịt, 25% mùn sơ dừa (đã qua xử lý loại bỏ chát), hoặc trấu hun và 25% phân trùn quế, phân bò khô hoặc phân gà đã ủ hoai.
– Tưới nước đầy đủ độ ẩm cho rau. Nếu trời nắng gay gắt thì 1 ngày nên tưới 2 lần đẫm nước vào sáng và chiều tối. Còn ngày bình thường tưới 1 lần là đủ.


– Cho rác hữu cơ liên tục vào lõi tháp để làm thức ăn cho trùn quế
– Thu hoạch nước dịch trà trùn dưới khay khoảng 2-3 ngày/lần tưới nhẹ nhàng lên đỉnh tháp. Nếu 3 ngày mà ko có dịch trà trùn chứng tỏ bạn đang tưới ít nước hơn mức độ tháp cần, tăng tưới nước và tăng bỏ rác.
– Sau 2-2.5 tháng, thu hoạch phân hữu cơ trong lõi tháp để bón lại cho các hốc rau trên tháp.
– Option: khoảng 1 tháng, 1 lần bạn xin ít bã đậu (đã làm đậu còn bã) cho vào lõi tháp để nuôi trùn và thu hoạch nước dịch tưới cho rau. Bã đậu bổ sung lượng đạm tự nhiên rất tốt cho rau.