Mỗi một mặt hàng quần áo bán ra thị trường đều trải qua những quy trình sản xuất nhất định. Quy trình sản xuất quần áo không quá phức tạp nhưng cũng không phải đơn giản.
1. Đặc trưng của quy trình sản xuất quần áo
Bạn biết đấy bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất thì đều phải trải qua một quy trình nhất định. Và đối với quần áo cũng vậy. Để có lô sản phẩm tung ra thị trường thì xưởng may cần một quá trình sản xuất quy củ. Vậy quá trình sản xuất quần áo có đặc trưng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
2. Quy trình sản xuất phải có tính dây chuyền và liên kết
Đây vừa là một đặc trưng đồng thời là một yêu cầu trong quá trình sản xuất. Trong xưởng may, có rất nhiều bộ phận làm việc được thành lập. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một khâu sản xuất riêng, một chức năng riêng. Và chức năng đó chính là một mắt xích quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất quần áo.
Tất nhiên mỗi bộ phận cần làm tốt vai trò và công việc của mình. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình, mà giữa các bộ phận phải có gắn kết tốt. Tức là các khâu sản xuất phải có sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Có như vậy thì sản phẩm hay lô sản phẩm mới đạt chất lượng tiêu thụ.
3. Quá trình phải có tính nhất quán và đồng bộ
Tính nhất quán và đồng bộ trong sản xuất thể hiện trên 3 yếu tố:
- Tuân thủ đúng mẫu thiết kế, kiểu dáng sản phẩm
- Nhất quán trong công nghệ sử dụng để sản xuất một lô sản phẩm
- Nhất quán về chất lượng nguyên vật liệu sử dụng
Sự đồng bộ này được tiến hành dựa trên các quy chuẩn đã được thống nhất. Nó thể hiện qua kế hoạch của dự án do người quản lý xây dựng, phê duyệt. Sau đó các thông tin được truyền tải và quán triệt cho mỗi bộ phận đảm nhiệm.
Đây là các đặc trưng nhất của một quy trình sản xuất quần áo. Các đặc trưng này không chỉ cso vai trò giúp nhận diện quy trình. Quan trọng hơn nó tạo ra tính khoa học và chất lượng, hiệu suất cho cả quá trình.
4. Các bước của quy trình tiến hành sản xuất quần áo
Để hiểu rõ hơn về tiến trình sản xuất quần áo, chúng ta sẽ tìm hiểu từng bước của nó. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu chúng ta cần khẳng định một điều. Đó chính là một sơ đồ quy trình sản xuất quần áo không quá rắc rối, phức tạp. Tuy nhiên nó cũng không phải đơn giản. Mọi bước trong quy trình là “bất di bất dịch”. Thiếu một bước thì cả quá trình sẽ không thể hoàn thiện được.
Bước 1: Chuẩn bị để bắt đầu sản xuất
Đây là bước mở đầu cho quá trình sản xuất quần áo. Nó được diễn ra sau khi người quản lý và các thành viên thống nhất được kế hoạch. Khâu chuẩn bị này khá đơn giản. Tuy nhiên nó lại có một vai trò rất quan trọng. Nếu làm tốt việc chuẩn bị thì cả quá trình sẽ diễn ra suôn sẻ. Còn nếu không thì có thể quá trình sẽ bị đứt mạch và gây ảnh hưởng đến năng suất.
Chính vì thế khâu chuẩn bị này cần được giám sát nghiêm túc và cẩn thận. Công việc cụ thể bao gồm:
- Chuẩn bị loại vải, chỉ theo đúng số lượng và chất lượng yêu cầu.
- Kiểm tra máy may, máy dập,… có hoạt động tốt không.
- Chuẩn bị gửi bản thiết kế chi tiết cho mỗi bộ phận đảm nhiệm.
Bước 2: Tiến hành “sơ chế” nguyên vật liệu
Các nguyên vật liệu trước khi được đem đi may cần phải được sơ chế trước. Để dễ hiểu hơn chúng ta hãy hình dung đến quy trình chế biến một món ăn. Khi đó trước khi nấu chúng ta đều cần sơ chế thực phẩm. Ví dụ như: rửa sạch, cắt nguyên liệu như thế nào, ướp gia vị ra sao,…
Thì khi may quần áo cũng vậy. Vải cần được cắt ra theo tỉ lệ, kích thước nhất định. Ngoài vải ra, có những trang phục yêu cầu có các họa tiết sử dụng nguyên liệu khác. Khi đó công nhân cũng cần phải sơ chế phụ liệu đó.
Quá trình này được giao riêng có một nhóm. Họ là một mắt xích của dây chuyền sản xuất. Nhiệm vụ của họ là chuyên cắt vải và phụ liệu. Tính chuyên môn hóa sản xuất này sẽ giúp đảm bảo chất lượng cao cho thành phẩm.
Bước 3: tiến hành may quần áo
Đây là bước chính của quá trình. Việc may sản phẩm sẽ tuân thủ theo đúng mẫu thiết kế. Người may chỉ cần sử dụng vải đã cắt sẵn, chỉ và máy móc đã chuẩn bị.
Việc may này cũng được chia cho nhiều nhóm làm việc. Có nhóm may ống áo, ống quần. Có nhóm may thân áo, cổ áo,… Sau khi mỗi nhóm hoàn thành thì các bộ phận được lắp ráp lại với nhau. Cuối cùng là tiến hành ủi tạo hình sản phẩm.
Bước 4 : hoàn thiện sản phẩm quần áo.
Sau khi trang phục được may hoàn chỉnh nó sẽ được mang đi hoàn thiên. Các công đoạn hoàn thiện bao gồm:
- Làm sạch sản phẩm. Vì trong khâu nhập vải, cắt vải và may có thể quần áo sẽ bị bẩn. Do đó nó cần được tẩy sạch.
- Tiếp đó quần áo sẽ được ủi là cẩn thận, phẳng phiu.
- Cuối cùng là gấp và đóng gói sản phẩm.
5. Kết luận
Trên đây chúng tôi đã đề cập và phân tích khá rõ quy trình để sản xuất ra các mẫu mã hàng quần áo cơ bản để bạn dễ hiểu hơn. Ngoài ra, nếu bạn là khách hàng và đang có nhu cầu kinh doanh mặt hàng thời trang không chỉ riêng người lớn, trẻ em mà còn đa dạng các mẫu mã khác thì chúng tôi có gợi ý này cho bạn “thygesen vietnam“
Nhà sản xuất quần áo Thygesen Việt Nam được đánh giá là TOP số 1 địa chỉ sản xuất và phân phối các loại quần áo trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang Châu Âu và Châu Mỹ. Tại đây có đầy đủ các sản phẩm quần áo bảo hộ lao động, quần áo lót nam nữ, quần áo trẻ em và nhiều loại trang phục khác.
Nếu bạn muốn tìm xưởng sản xuất các loại quần áo với chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Bạn chắc chắn nên đến Thygesen Việt Nam.