Chơi Figure vốn là một thú vui đã được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu và cũng đã thu hút được sự quan tâm của một bộ phận không ít những bạn trẻ đam mê truyện tranh, phim ảnh cũng như các tựa game bom tấn. Việc được sở hữu những Figure (có thể tạm hiểu là mô hình) độc đáo về các nhân vật mà mình yêu thích, được xoay dọc, xoay ngang khám phá các góc chụp mô hình để cho ra đời những tấm ảnh ưng ý cũng đã dần trở thành một đam mê cuốn hút trái tim rất nhiều bạn trẻ Việt Nam.
Cộng đồng tồn tại và phát triển khá mạnh
Dù rằng cộng đồng chơi Figure đã đang tồn tại và phát triển khá mạnh tại Việt Nam nhưng trong mắt xã hội thì có vẻ như đây vẫn đang là một thú chơi khá xa lạ nên cũng không tránh khỏi một số quan niệm khá sai lầm như chơi Figure chỉ dành cho trẻ con, hay “đốt” hàng chục triệu vào một Figure là… phí tiền bởi chẳng ai chi một số tiền lớn như vậy cho những “món đồ chơi” chỉ bằng nhựa như thế này cả.
Chúng tôi đã có may mắn được gặp gỡ và làm quen với một số người chơi Figure lâu năm tại Hà Nội cũng như Tp. Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về thú vui mà nhiều người cho là kì lạ và trẻ con này. Nhờ đó mà chúng tôi cũng đã có dịp được hiểu thêm và nhận ra rằng Chơi Figure không đơn giản như chúng ta vẫn tưởng mà đây là một thú vui mang đậm chất nghệ thuật và đam mê.
Chơi Figure có thực sự là một thú vui dành cho… trẻ nhỏ?
Để tiện cho việc tìm hiểu thêm về thú chơi Figure, chúng tôi đã tìm đến một số người có tiếng tăm trong giới, như anh Thành, hiện đang là chủ một shop bán đồ Figure tại Hà Nội. Trái với những gì mà chúng tôi tưởng tượng theo quan niệm của xã hội về những người chơi Figure, anh Thành rất cởi mở và hào hứng chia sẻ về niềm đam mê của mình.
Anh Thành chính thức sưu tập Figure từ năm 2005 và kể từ đó đến nay cũng đã trải qua hơn 11 năm gắn bó với công việc mua bán cũng như sưu tập Figure của mình. Anh cho rằng không ít người vẫn đang có cái nhìn khá nhầm lẫn về việc chơi Figure khi cho rằng đây thực chất là một thú vui chỉ dành cho trẻ con.
Figure vốn là một thuật ngữ để chỉ các loại mô hình, mô phỏng lại hình dáng, tư thế của các nhân vật và tại Việt Nam thì hiện tại phổ biến nhất vẫn đang là các Figure về nhân vật anime, manga cũng như các nhân vật trong truyện tranh siêu anh hùng. Mà vốn dĩ truyện tranh manga, anime đã bị coi là dành cho trẻ em nên các loại Figure đang phổ biến trên thị trường hiện nay bị hiểu lầm như vậy cũng là điều khá dễ hiểu.
Khi nhắc đến sự hiểu nhầm này, anh Thành hồ hởi chia sẻ: “Cũng đúng thôi mà, tại người ta nhìn vào những Figure này, người ta thường sẽ nghĩ ngay đến những món đồ chơi dành cho con trẻ, những món đồ bằng nhựa mà họ thường mua ở Lương Văn Can nên việc hiểu lầm và giật mình khi biết giá của chúng cũng là điều khá dễ hiểu thôi. Còn trên thực tế thì Figure đa phần đều không dành cho trẻ con!”
Câu khẳng định Figure không dành cho trẻ em của anh Thành ngay lập tức đưa chúng tôi tới với sự ngạc nhiên thú vị đầu tiên khi tìm hiểu về Figure. Và để giải đáp cho sự khẳng định Figure là món đồ chơi dành cho người lớn, anh Thành liền lấy trong bộ sưu tập của mình ra một vài Figure vẫn còn nguyên tem trên hộp và chỉ cho chúng tôi xem dòng chữ khuyến cáo của nhà sản xuất, đa phần đều khuyến cáo rằng đồ chơi này không dành cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Lý giải cho sự ngạc nhiên thú vị này của chúng tôi, anh Thành cho biết Figure vốn được sản xuất theo tạo hình của các nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình, game… nổi tiếng và hầu hết tất cả đều được làm ra với mục đích sưu tầm, dành cho các fan hâm mộ. Do đó trên thực tế thì các Figure đều mang giá trị sưu tập chứ không phải là một món đồ chơi.
Giá tương đối cao nhưng vẫn được sự ủng hộ đông đảo
Và những thứ được sản xuất ra để sưu tầm thì thường có giá tương đối cao so với những gì mà xã hội nhìn nhận về chúng. Ví dụ dễ thấy nhất là về thú vui sưu tầm tem hay tiền cổ, nếu những con tem hay các đồng xu cổ được đem cho người bình thường, không thích sưu tập thì chúng cũng chẳng có chút giá trị gì cả nhưng đối với một nhà sưu tầm thì đó lại có thể là một báu vật vô giá.
“Việc sưu tầm Figure cũng giống như sưu tầm tem và tiền cổ vậy, chẳng ai mua chúng về để chơi cả.” anh Thành chia sẻ
Chính vì giá trị sưu tập lớn như vậy mà đa phần các nhà sản xuất Figure thường khuyến cáo không dành cho trẻ em bởi lo ngại chúng chưa hiểu hết giá trị mà lỡ tay phá hỏng chúng. Hay việc coi chúng như đồ chơi cũng vậy. “Việc sưu tầm Figure cũng giống như sưu tầm tem và tiền cổ vậy, chẳng ai mua chúng về để chơi cả.” Thêm nữa là đa phần người chơi Figure đều dao động trong tầm từ 18 tuổi đến trên 35 tuổi bởi đây là độ tuổi người trưởng thành, đã đi làm và cũng có khả năng kinh tế để theo đuổi thú vui này hơn. Việc chơi Figure này với đa dạng các mô hình mô phỏng kể đến tiêu biểu như mô hình dragon ball và cũng có những mô hình dragol ball giá rẻ hơn để tiếp cận được với đại đa số người chơi. Mô hình kimetsu yaiba và nhiều loại mô hình khác.