Nhân viên Marketing đã và đang trở thành một công việc “hot” trên thị trường tuyển dụng. Mặc dù vậy, không ít người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó. Bài viết sau chính là chìa khóa cho những ai đang băn khoăn về vị trí này… Cùng công ty marketing chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Marketing Executive
Nhân viên Marketing (Marketing Executive)là người thực hiện các kế hoạch do Giám đốc và Trưởng phòng Marketing đề ra. Là người luôn đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn.
Đồng thời, các nhân viên Marketing Executive sẽ là người quản lý công cụ, kết hợp với những chiến thuật khôn ngoan, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty.
Người có kinh nghiệm vững chắc và cảm nhận về thị trường tốt, một Marketing Executive làm việc cho các công ty marketing, sự kiện, quảng cáo hay nghiên cứu thị trường và thậm chí có thể tiếp tục thành lập công ty của riêng mình.
Nhân viên Marketing có thể trở thành Marketing Manager và rất có thể sẽ đạt được vị trí Marketing Director.
Khối lượng công việc của vị trí này khá nhều tuy nhiên mức lương cũng không hề thấp. Dao động từ 9,000,000 đồng tới 14,000,000 đồng. Nếu có đủ kinh nghiệm lẫn kiến thức, kỹ năng, lương có thể lên tới 35,000,000 đồng.
2. Những công việc nhân viên Marketing Executive
Nhiệm vụ chính là quản lý nhân viên Marketing, kiểm soát các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm của mình và các đối tượng (tiêu dùng, khách hàng).
Tạo ra những sự tương đồng hoàn hảo giữa sản phẩm của khách hàng và nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy doanh số sale.
Ngoài ra nhân viên Marketing Executive còn thúc đẩy chất lượng sản phẩm & dịch vụ để thu lại được sự quan tâm cao của khách hàng (hoặc người tiêu dùng).
3. Các công việc chính của Marketing Executive
- Thường xuyên nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, từ đó triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch
- Nhân viên Marketing Executive cũng cần biết tổ chức và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép
- Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email,…
- Báo cáo lên cấp trên về hiệu quả tình hình hoạt động marketing của doanh nghiệp
4. KPI vị trí Marketing Executive
Dưới đây là một số KPI cụ thể mà mỗi một nhân viên Marketing (Marketing Executive) nào cũng đều phải nắm chắc như:
- Traffic đến website, fanpage,…
- Lead, Marketing Qualified Lead
- Tỉ lệ chuyển đổi và chi phí trên một khách hàng tiềm năng của từng kênh (organic, social,..)
5. Yêu cầu công việc của vị trí Marketing Executive
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm ở vị trí Nhân viên Marketing hoặc các công việc tương tự
- Có kiến thức Marketing căn bản
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm quản lý các kênh Marketing và có kinh nghiệm sử dụng các công cụ Marketing
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian tốt
- Tư duy phân tích tốt
6. Năng lực cần có để trở thành Marketing Executive giỏi
Để đạt được điều này, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực chính sau:
- Knowledge – nhân viên marketing muốn làm tốt chắc chắn cần có kiến thức Marketing căn bản và cách sử dụng các công cụ Marketing cơ bản.
- Skill – Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định, kỹ năng quản trị thay đổi và tư duy chiến lược, tư duy tập trung vào kết quả, kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, ý thức tự học, tự trau dồi, cuối cùng là tư duy trực giác
- Attitude – Năng lực sáng tạo và đổi mới, giữ thái độ đặt khách hàng là trung tâm, nhạy bén, bảo mật kinh doanh
- Khả năng tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân là cực kỳ quan trọng đối với một nhân viên marketing
- Kỹ năng giao tiếp và truyền tải tốt kết hợp với kỹ năng thuyết trình và giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian quản lý thời gian
- Tư duy sáng tạo để tạo ra những chiến dịch mới
- Tự tin, khéo léo và có khả năng thuyết phục
- Có tính kỷ luật cao và tính chuyên nghiệp
- Logic tốt và kiến thức về thống kê, nhạy bén trong kinh doanh và khả năng quản lý ngân sách tốt.