Nếu có tìm hiểu về nghề tester bạn sẽ thấy sức hút của ngành này hiện đang rất rộng rãi và bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn từ nó. Bạn là người có chuyên môn và hiện muốn tìm một công việc làm tester? Bạn đang băn khoăn không biết các nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi gì trong buổi phỏng vấn. Hiểu được điều đó nên bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn nhé. Hoặc nếu bạn là người mới tìm hiểu và đang muốn tìm một khoá học hãy truy cập link này “Khóa học Tester cho người mới hoàn toàn” Tại đây bạn sẽ được tư vấn khoá học và đưa ra lộ trình cụ thể nhất nhé!
Bạn phải biết được lý do vì sao bạn lại chọn công việc Tester?
Nếu hiểu rõ bản thân thì với câu hỏi này bạn hãy tự tin thể hiện bản thân nhé. Hãy
nói rõ lí do bản thân yêu thích công việc này. Và những ý nghĩa việc làm tester mang đến cho bạn trong công việc, đời sống.
Một điều quan trọng nữa là cũng nên nhắc đến những kỹ năng mà bạn có phù hợp với công việc này và bạn có thể phát triển nó sau này. Nêu ra vài dự định trong thời gian tới cũng là một ý hay đấy nhé.
Câu hỏi “Bạn nên dừng tìm kiếm thử khi nào?”
Cứ là câu hỏi liên quan đến chuyên môn, hãy trả lời một cách ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm. “Tùy vào điều kiện của từng dự án để xác định được thời điểm dừng kiểm thử.”
Một số điều kiện phổ biến gồm: “Quá thời gian kiểm thử; Hết ngân sách chi trả’ Đã đạt mức độ tiêu chuẩn của khách hàng; Đảm bảo các yêu cầu về test case, tỷ lệ bug; Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử phần mềm đó…”
Xảy ra tranh cải khi bạn phát hiện lỗi nhưng lập trình viên không cho là vây? Bạn sẽ xử lý thế nào?
Bạn nên hiểu lập trình viên sẽ là người thực hiện kỹ thuật, tester sẽ làm công việc kiểm tra giám sát để phát hiện sai sót.
Nếu gặp trường hợp này bạn hãy làm rõ đây là 2 vị trí nên có sự phối hợp cùng nhau và sẽ bình tĩnh xem xét lại vấn đề trước khi tranh cải.
Sẽ đưa ra vấn đề để cả team cùng xem xét đánh giá và chọn đáp án cuối cùng. Không vạch ra lỗi sai của ai hay phản ứng thái quá.
Những tố chất mà Tester cần có? Bạn có được bao nhiêu?
Hãy khôn ngoan trong việc chuẩn bị và tìm hiểu thông tin ở phần yêu cầu công việc trước đó nhé. Bạn sẽ dễ dàng đưa ra những tố chất cần thiết qua phần yêu cầu công việc này đấy.
Với bản thân hãy tự tin khẳng định mình đừng sợ người khác đánh giá: với đức tính cẩn thận, có trách nhiệm và tiếp thu tốt sẽ luôn được đón nhận. Và đừng quên bạn phải là người luôn biết trau dồi kỹ năng, xử lý vấn đề tốt…
Khách hàng vẫn phàn nàn khi bạn đã kiểm tra kỹ phần công việc được bàn giao?
Hãy liên hệ khách hàng để làm rõ được kịp thời các vấn đề còn vướng mắc: “Khách hàng không hài lòng ở điểm nào của sản phẩm? Khách hàng muốn thay đổi điều gì ở sản phẩm?…”
Trường hợp những yêu cầu của khách trong khả năng của tester thì mình sẽ xử lý khắc phục thoả đáng.
Trường hợp khác không liên quan đến vị trí của bạn, bạn có thể liên hệ với người chuyên môn để nhờ xử lý.
Mã code đã đáp ứng thông số kỹ thuật? Làm sao để biết được?
Câu trả lời cho trường hợp này là khi mã đã hoạt động ổn định, không phát sinh lỗi và chạy lệnh tốt.
Mỗi công ty phần mềm luôn có các tiêu chuẩn đánh giá mã tốt (good code) và buộc nhân viên tuân theo.
Khi các trường hợp kiểm tra kết thúc tốt, tức là mã (code) đã đáp ứng thông số kỹ thuật.
Lúc nào cũng có thể thực hiện kiểm tra được đúng không?
Kiểm tra hệ thống đòi hỏi sự đồng bộ ở tất cả các thành phần trong phần mềm. Vì vậy, bạn phải đợi tất cả các mã lệnh được cài đặt, phần mềm đã có thể vận hành ổn thì mới tiến hành việc kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện, bạn nhận thấy khâu nào dễ xảy ra lỗi nhất
Bạn có thể đưa ra câu trả lời là “Sau khi developer code bàn giao sản phẩm cho tester kiểm tra và bắt đầu thực hiện giai đoạn testing.
Chính ở giai đoạn chuyển giao này là lúc lỗi dễ xuất hiện nhất. Bởi lẽ, developer nhận bug – gỡ lỗi lập trình và fix- sửa; còn tester lại là người tìm lỗi.
Bạn cần bao lâu để thử nghiệm phần mềm mới và có kết quả?
Đây là câu hỏi muốn xem năng lực làm việc của bạn thế nào. Bạn nên khéo léo trả lời rằng, kiểm tra là không tuyệt đối và không có giới hạn.
Nhưng bạn có thể sử dụng các số liệu rủi ro để xác định các tình huống xấu nhất để tập trung và nỗ lực vào các phần quan trọng nhất.